T5, 05 / 2020 3:50 chiều | mylinh

Qua một thời gian hoạt động, doanh nghiệp không thể tìm kiếm được thị trường, kinh doanh không đạt hiệu quả đang dần tiến đến thua lỗ, thì giải thể là lựa chon tốt nhất. Hay doanh nghiệp đã hết thời hạn tạm ngừng mà không muốn tiếp tục hoạt động dấn đến phải tiến hành thủ tục giải thể. Vậy thủ tục giải thể công ty như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bàu viết sau đây.

1.Thủ tục với cơ quan thuế

Đầu tiên, công ty phải thông qua quyết định giải thể. Quyết định này phải có nội dung:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  •  Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh Kiên Giang, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Sau đó, doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Nộp hồ sơ đến thuế phải bao gồm các văn bản sau:

  • Quyết định giải thể, Biên bản họp thông qua quyết định giải thể
  • Thông báo giải thể
  • Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận, trường hợp doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế sẽ ra Thông báo xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Trường hợp doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, cán bộ thuế sẽ thông báo cho doanh nghiệp các khoản doanh nghiệp còn nợ. Sau khi doang nghiệp đã nộp đầy đủ thì phải nộp giấy biên lai nộp tiền hay giấy tờ chứng minh đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế sẽ tiếp tục giải quyết và ra thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp.

Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận, cơ quan thế sẽ ra Thông báo về việc đang làm thủ tục chấm dứt mã số thuế của doanh nghiệp.

2. Thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh Kiên Giang.

Hồ sơ gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Biên bản họp và Quyết định về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  • Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
  • Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
  • Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an).(*)
  • Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);
  • Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
  • Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ như trên, người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền làm thủ tục đăng ký kinh doanh nộp trực tiếp hồ sơ ở Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc nộp qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Trường hợp nộp trực tiếp: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh và nhận giấy biên nhận.
  • Trường hợp nộp qua mạng điện tử: có thể nộp bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.

Sau khi nhập xong dữ liệu trên hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tải các bản Scan các giấy tờ trong thành phần hồ sơ lên hệ thống và bấm nộp hồ sơ vào Phòng đăng ký kinh doanh.

Sau khi bạn nhận được thông báo hợp lệ của Phòng đăng ký kinh doanh thì bạn phải nộp Hồ sơ bản giấy kèm theo giấy biên nhận, Thông báo hợp lệ lên Phòng đăng ký kinh doanh.

(*) Áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Mọi thắc mắc quý vị có thể liên hệ ngay với tư vấn Blue chúng tôi để được tư vấn chi tiết và miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục