Một trong những thắc mắc phổ biến của những người có ý định thành lập công ty hiện nay là số vốn khi thành lập công ty. Vốn khi thành thành lập công ty theo ngôn ngữ pháp lý gọi là vốn điều lệ.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản so các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Một số lưu ý, nguyên tắc về vốn mà bạn nên biết trước khi thành lập công ty
1.Pháp luật quy định Doanh nghiệp có nghĩa phải kê khai vốn điều lệ một cách trung thực nhất và phải chịu trách nhiệm với khoản kê khai đó.
Trên thực tế, cơ quan nhà nước không có trách nhiệm trong việc hậu kiểm số vốn mà doanh nghiệp đã kê khai. Do đó, các doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải chứng minh số vốn góp của mình. Dẫn đến có một số doanh nghiệp đã kê khai khống số vốn điều lệ lên nhiều lần.
Mặc dù, không có cơ quan nhà nước nào kiểm tra, nhưng kê khai không số vốn là một việc pháp luật không cho phép. Do đó, có thể xảy ra một số rủi ro pháp lý nhất định mà doanh nghiệp phải chịu khi không kê khai trung thực số vốn góp của mình.
2. Thời gian góp vốn
Theo quy định của pháp luật, các thành viên được góp và cam kết góp đủ số vốn đã đăng ký trong 90 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thành viên có quyền thỏa thuận thời gian góp vốn ngắn hơn thời hạn 90 ngày. Việc quy định thời gian góp vốn phải được ghi nhận trong điều lệ của công ty.
Trong thời hạn trên, nếu không góp đủ thì doanh nghiệp phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ hoặc các thành viên thỏa thuận góp lại đủ số vốn đó.
3. Tài sản góp vốn
Góp vốn vào công ty không nhất thiết phải bằng tiền mặt. Mà các thành viên có thể thỏa thuận với nhau tài sản góp vốn. Ví dụ như: Vàng, giấy tờ có giá, quyền sử dụng đất,…. Việc thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, và phải thực hiện chuyển đổi sang tài sản của công ty theo quy định.
4. Tỷ lệ góp vốn
Tỷ lệ góp vốn này sẽ rất quan trọng nếu bạn muốn kiểm soát mọi công việc của công ty.
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, để thông qua một quyết định thông thường của công ty thì cần ít nhất 65% biểu quyết tán thành theo tỉ lệ vốn góp. Còn đối với các quyết định đặc biệt thì tỉ lệ này phải từ 75% trở lên. Do đó, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thì nếu bạn có từ 65% tỷ lệ lệ vốn góp thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được công ty.
Còn đối với công ty cổ phần, với quyết định thường thì cần có 51% tổng số phiếu tán thành của các cổ đông dự họp, với quyết định đặc biệt thì cần đến 65% tổng số phiếu tán thành. Tuy nhiên, việc quy định tỷ lệ thông qua biểu quyết này có thể được quy định trong điều lệ của công ty. Trong trường hợp, bạn nắm 36% cổ phần thì bạn có quyền phủ quyết các quyết định quan trọng.
Do đó, khi thành lập công ty bạn nên cân nhắc việc nắm giữ tỷ lệ góp vốn của mình, nếu bạn muốn kiểm soát được công ty đó.
5. Một lưu ý nữa về số vốn góp khi thành lập công ty
Pháp luật thì không quy định mức vốn tối thiểu và mức vốn tối đa mà doanh nghiệp được đăng ký khi thành lập công ty.
Tuy nhiên không nên đăng ký vốn quá ít, vì nó sẽ khó tạo niềm tin cho các đối tác của doanh nghiệp. Cũng không nên đăng ký số vốn quá cao, mặc dù có thể tạo niềm tin cho đối tác, nhưng như thế trách nhiệm, tính rủi ro của các thành viên cũng rất lớn.
Khi đăng ký doanh nghiệp, bạn nên kê khai số vốn đúng khả năng mà các thành viên có thể góp được. Vì khi kê khai vốn quá cao, mà khi đến hạn không góp đủ số vốn đã đăng ký, doanh nghiệp phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ, thủ tục này rất phức tạp và khó khăn. Nếu không làm giảm vốn điều lệ, khi cơ quan thuế kiểm tra, doanh nghiệp của bạn có thể bị phạt tiền.
Qua bài viết này, hy vọng sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về vốn điều lệ khi bạn có ý định thành lập công ty. Nếu bạn muốn được tư vấn rõ hơn hay liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.