Văn phòng đại diện và Chi nhánh công ty là thuận ngữ mà chắc nhiều người còn đang nhầm lẫn, và không biết liệu hai loại này khác nhau ở điểm nào, và nếu lập thì nên lập Văn phòng đại diện hay là chi nhánh. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ làm rõ hai loại hình này, góp phần giúp bạn có lựa chọn đúng đắn, phù hợp.
1.Khái niệm
- Văn phòng đại diện : Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh).
- Chi nhánh công ty: Là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Điểm giống nhau
- Không có tư cách pháp nhân
- Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp nào đó (ngân hàng, tổ chức kinh doanh, công ty..)
- Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.
- Hoạt động trên sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.
3. Điểm khác nhau
a. Văn phòng đại diện
- Chức năng: Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ. Là đơn vị phụ thuộc có thể thuê mướn lao động (hợp đồng lao động), xúc tiến thương mại (hợp đồng quảng cáo sản phẩm,…)…..nhưng không được thực hiện hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp. Hay nói cách khác, văn phòng đại diện không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Phạm vi thành lập: Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức.
- Hình thức hạch toán: hình thức hạch toán phụ thuộc
- Hình thức kế toán và kê khai thuế: Tất cả các tờ khai về lệ phí môn bài, thuế môn bài, kê khai thuế môn bài của văn phòng đại diện đều được công ty mẹ thực hiện.
b. Chi nhánh công ty
- Chức năng: Chi nhánh được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ như doanh nghiệp mẹ của mình. Là đơn vị phụ thuộc luôn cũng có thể thuê mướn lao động,…và có phạm vi quyền hạn hơn là có thể thực hiện 1 phần/ toàn bộ hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp (như ký hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ của công ty);
- Phạm vi thành lập: Chi nhánh của một doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia(có thể là ranh giới của huyện, tỉnh, hay của một xã trong lãnh thổ quốc gia)
- Hình thức hạch toán: Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán là hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc
- Hình thức kế toán và kê khai thuế:
– Khi đăng ký hình thức hạch toán phụ thuộc:
Nếu chi nhánh thành lập cùng tỉnh với công ty mẹ thì công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm các báo cáo thuế hàng quý và hàng năm. Chi nhánh cũng sẽ sử dụng chữ ký số của công ty mẹ để thực hiện nộp thuế môn bài.
Trong trường hợp chi nhánh và công ty mẹ khác tỉnh thì chi nhánh phải có con dấu và chữ ký số riêng để làm báo cáo thuế hàng quý và nộp thuế môn bài. Riêng báo cáo tài chính cuối năm thì sẽ do công ty mẹ quyết toán.
– Khi đăng ký hình thức hạch toán độc lập:
Nếu đăng ký hình thức hạch toán độc lập thì chi nhánh được thành lập có trong cùng tỉnh với công ty mẹ hay không thì cũng không thể sử dụng chung chữ ký số được mà phải mua chữ ký số riêng và làm khai thuế ban đầu giống như hồ sơ của công ty mẹ. Ngoài ra, chi nhánh còn phải làm các báo cáo hàng quý và quyết toán thuế cuối năm.
Việc lựa chọn loại hình nào để thành lập còn tùy thuộc vào mục đích mà doanh nghiệp mong muốn lập ra. Do đó, quý vị nên dựa trên mục đích của mình đối chiếu với chức năng, phạm vi, hình thức hạch toán, thuế để lựa chọn được loại hình phù hợp.
Trên đây là sự so sánh của chúng tôi giữa Văn phòng đại diện và Chi nhánh công ty. Mong những thông tin của chúng tôi sẽ giúp quý vị hiểu được và lựa chọn được loại hình phù hợp cho doanh nghiệp. Mọi vấn đề còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn rõ hơn.