Trong hệ thống ngành nghề của Việt Nam, có một số ngành nghề mà khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đề ra thì mới được phép kinh doanh. Vậy những điều kiện đó là gì, và hẫu quả của việc không đăng ký đủ điều kiện ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1.Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Hiện nay, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải bảo đảm việc “đáp ứng” đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động.
- Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Hiện nay danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (kể cả đối với Nhà đầu tư nước ngoài) được đăng tải trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh của từng ngành, nghề và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng.
- Đồng thời có thể tham khảo tại Phụ lục 4 của Luật số 03/2016/QH14. Việc đăng ký các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được thực hiện theo danh mục này.
2. Các điều kiện pháp định
Điều kiện chính là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.
a. Giấy phép kinh doanh
- Giấy phép kinh doanh (hay còn được gọi là “giấy phép con”) là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã đáp ứng các điều kiện ràng buộc.
- Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, nếu lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành thì sau khi có Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xin thêm Giấy phép kinh doanh ngành nghề đó thì mới được tiến hành tổ chức đi vào hoạt động.
b. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Sau khi được cấp giấy chứng nhận này thì chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký.
c. Chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.
Ví dụ như:
- Yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có Chứng chỉ hành nghề.
- Yêu cầu Giám đốc và người khác phải có Chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của doanh nghiệp. Và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có Chứng chỉ hành nghề.
d. Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh trong việc hành nghề chuyên môn.
Ngoài các điều kiện vừa nêu ra còn có thể có một số yêu cầu khác như văn bản xác nhận, phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh,…
e. Vốn điều lệ
Một số ngành nghề pháp luật quy định phải có mức vốn tối thiểu, khi đó để kinh doanh ngành nghề đó thì doanh nghiệp phải đăng ký lớn hơn hoặc bằng mức vốn mà pháp luật quy định.
Ví dụ: Ngành nghề Kinh doanh bất động sản thì mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải đăng ký là 20 tỷ….
Một số ngành nghề thì doanh nghiệp phải thực hiện việc ký quỹ ở ngân hàng, và khi thành lập công ty thì phải có giấy xác nhận đó của ngân hàng.
3. Hành vi không thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, khi tiến hành kinh doanh ngành, nghề có điều kiện nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt với mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm các quy định trên trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta, các hành vi kinh doanh trái phép như kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật phải có giấy phép sẽ không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị xử phạt hành chính.
Trên đây là các điều kiện mà chúng tôi tổng hợp được. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chugns tôi để được tư vấn và hỗ trợ.