Doanh nghiệp của bạn đang muốn kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau, ở trong và ngoài tỉnh nơi địa điểm trụ sở công ty bạn. Như vậy bạn sẽ có hai lựa chọn là thành lập chi nhánh công ty hoặc thành lập địa điểm kinh doanh.
Tùy vào mục đích mà bạn có thể lựa chọn. Trường hợp bạn muốn kinh doanh, muốn tại địa điểm đó có thể đại diện cho doanh nghiệp ký các hợp đồng với các đối tác thì bạn nên thành lập chi nhánh công ty. Còn nếu bạn chỉ muốn kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ của công ty tại các địa điểm đó thì thành lập địa điểm kinh doanh là đúng đắn nhất vì nó sẽ hạn chế các thủ tục về thuế và kế toán.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Vậy thủ tục để thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào, bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn các bước để thành lập địa điểm kinh doanh.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
- Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh (theo mẫu quy định tại Phụ lục II-11 Thông tư 02/2019/TT- BKHĐT).
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
- Giấy ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục đăng ký kinh doanh và bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đó;
Khi ban sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi khách hàng chỉ cần cung cấp chứng minh nhân dân người đứng đầu địa điểm, và một số thông tin cơ bản khác như mã số thuế công ty, địa chỉ địa điểm kinh doanh còn về hồ sơ bên công ty chúng tôi sẽ soạn thảo đầy đủ mẫu theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, Người được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi dự định lập hoặc có thể nộp qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp
Người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục ĐKDN nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư và nhận Giấy biên nhận
- Trường hợp nộp qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Người nộp hồ sơ phải có tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc nộp thông qua chữ ký số công cộng, và thực hiện nhập dữ liệu theo quy trình.
Hồ sơ phải được Scan hoặc chụp rõ nét gửi qua mạng lên hệ thống để được xét duyệt. Sau khi hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và thông báo hợp lệ của Sở kế hoạch và đầu tư.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ phải nộp hồ sơ bản giấy kèm giấy biên nhận, thông báo hợp lệ và lệ phí tại Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
Thời hạn giải quyết: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai sót, thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bổ sung hồ sơ. Thời hạn giải quyết sẽ là 3 ngày kể từ ngày nhận được đủ bổ sung hợp lệ.
Lưu ý:
- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Trên đây là thủ tục để thành lập địa điểm kinh doanh mà chúng tôi đã tổng hợp được từ các văn bản pháp luật cũng như hướng dẫn của Phòng đăng ký kinh doanh. Nếu bạn có vấn đề gì còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi Công ty TNHH tư vấn Blue để được tư vấn.