T3, 09 / 2023 2:26 chiều | minhanh

Theo quy định pháp luật, cơ sở kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các mặt hàng, dịch vụ này không giống nhau và thuộc sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau. Bởi vậy, khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, quý khách cần xác định được cơ quan có thẩm quyền xử lý để có thể nộp hồ sơ đúng quy định, tiết kiệm thời gian và chi phí. Bài viết sau sẽ cung cấp cho quý khách các thông tin về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật thì hiện nay đang có 3 cơ quan được phân quyền quản lý và cấp phép an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Bộ Y tế;
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Bộ Công Thương.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan chức năng khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

  1. Bộ Công thương

Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm như: Bia, rượu, bánh kẹo….Cụ thể:

  • Bia;
  • Rượu, cồn và đồ uống có cồn;
  • Nước giải khát;
  • Sữa chế biến;
  • Dầu thực vật;
  • Bánh kẹo
  • Bột và tinh bột;
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứ đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương, sẽ do sở Công thương tỉnh sở tại tiếp nhận và cấp phép.

  1. Bộ Nông Nghiệp

Bộ Nông Nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm:

  • Ngũ cốc;
  • Thịt và các sản phẩm từ thịt;
  • Thủy sản và các sản phầm từ thủy sản;
  • Rau, củ , quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả;
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng;
  • Sữa tươi nguyên liệu;
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
  • Sản phẩm biến đổi gen;
  • Muối, gia vị, đường;
  • Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, , điều và các nông sản thực phẩm;
  • Dụng cụ, vật dụng bao goi svaf đứng đựng thực phẩm.

Các loại thực phẩm kể trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý, trong đó:

  • Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận ATTP cho: các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên) có giấy đăng ký kinh doanh.
  • Cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thuy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
  • Chi cục Bảo Vệ Thực vật cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
  • Chi cục QLCL và BVNL Thủy sản: Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.
  1. Bộ y tế

Bộ Nông Nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công, trong đó:

Đối tượng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với:

  • Phụ gia thực phẩm: phụ gia thực phẩm hỗ trợ có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Nước uống đóng chai
  • Nước khoáng thiên nhiên
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ

Cơ quan chuyên trách trong cơ cấu của Bộ thực hiện chức năng cấp giấy phép, gồm:

Cục An toàn Thực phẩm: Cung cấp giấy chứng nhận cho những đơn vị kinh doanh thuộc những lĩnh vực thực phẩm chức năng, những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, những dụng cụ đựng thực phẩm,…

Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm: Có thẩm quyền hỗ trợ, quản lý và cấp giất phép những đơn vị kinh doanh nước đóng chai, những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, những dịch vụ ăn uống như quán nước, bếp ăn tập thể, nhà hàng khách sạn,…

  1. Các cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo các cấp chính quyền:
  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;
  • Các cơ quan thuộc UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động;
  • Với những cơ quan như UBND phường, xã, thị trấn thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực sử dụng trong 3 năm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp đến cơ quan chức năng đã cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

 

Bài viết cùng chuyên mục