T5, 09 / 2023 3:08 chiều | minhanh

Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến vấn đề nguồn gốc và vệ sinh của thực phẩm. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đầu tư vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần chú ý thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được hướng dẫn trong bài viết sau:

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Kiên Giang
  1. Cơ sở nào phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

  1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Tùy theo từng sản phẩm, dịch vụ sẽ có điều kiện khác nhau mà cơ sở sản xuất, kinh doanh cần đáp ứng. Dưới đây là một số quy định chung mà quý khách cần đáp ứng:

2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất:

Cơ sở phải có địa điểm cố định. Địa điểm cách xa các nguồn ô nhiễm, được xây dựng với diện tích phù hợp; Tường Trần nền sạch sẽ kiên cố, tiện lau chùi vệ sinh, không ẩm mốc; Nước sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng; Cơ sở đảm bảo phân khu riêng biệt phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh; Có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định; Có phòng thay đổi nhân viên, nhà vệ sinh…

2.2. Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, bao bì:

Nguyên liệu sản phẩm cần phải có đầy đủ hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ, hồ sơ công bố sản phẩm, giấy tờ của nhà cung cấp, bao bì trong trường hợp nguyên liệu bao bì cần phải công bố…

2.3. Điều kiện về con người:

Chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm phải có đủ điều kiện sức khỏe để tham gia sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, phải được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

(Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép giấy chứng nhận

Theo quy định của pháp luật thì hiện nay đang có 3 cơ quan được phân quyền quản lý và cấp phép an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Bộ Y tế;
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Bộ Công Thương.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan chức năng khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm khác nhau. Sản phẩm của quý khách có thể được cấp bởi Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Bộ tùy theo từng loại sản phẩm, quy mô kinh doanh. Trên thực tế, người dân khó có thể phân biệt được loại sản phẩm của mình thuộc lĩnh vực do cơ quan nào quản lý, có rất nhiều trường hợp cùng một cơ sở lại sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng thực phẩm thuộc sự quản lý đồng thời của nhiều cơ quan.

  1. Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở và tiến hành và cấp giấy phép an toàn thực phẩm (cơ sở đủ điều kiện VSATTP.  Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện, cơ quan sẽ ra văn bản từ chối có nêu rõ lý do.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Bài viết cùng chuyên mục